Blockchain đang ngày càng được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác nhau, trong đó có cả Logistics. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ Blockchain là gì? Ứng dụng Blockchain trong Logistics ra sao? Mang lại hiệu quả như thế nào? Nếu đây cũng là những điều bạn đang quan tâm thì hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay trong bài viết này!

Giới thiệu về công nghệ Blockchain
Công nghệ Blockchain trong tiếng Việt còn gọi là công nghệ chuỗi khối. Tuy nhiên, ít ai biết rằng, ban đầu công nghệ này có tên gọi là cơ sở dữ liệu phân cấp. Vai trò của Blockchain chính là lưu trữ dữ liệu trong các khối thông tin và chúng được liên kết với nhau bằng mã hóa. Do đó, việc lưu trữ, truyền tải dữ liệu trở nên an toàn hơn cũng như dễ dàng mở rộng hơn.

Chuỗi khối được thiết kế nhằm mục đích chống lại sự thay đổi (sửa, xóa) dữ liệu cũng truyền tải dữ liệu. Nhờ có công nghệ Blockchain mà có thể lược bớt bên trung gian xác nhận thông tin. Trong hệ thống Blockchain tồn tại rất nhiều nút và có thể xác thực thông tin độc lập. Các thông tin trong Blockchain không thể bị thay đổi mà chỉ có thể bổ sung thêm.
Xem thêm bài viết chi tiết về Bitcoin là gì của Kiến Thức NFT
Ngày nay Blockchain được ứng dụng trong rất nhiều lĩnh vực như y tế, ngân hàng, nông nghiệp, công nghiệp,… và cả Blockchain. Để hiểu rõ ứng dụng Blockchain trong Logistics hãy theo dõi tiếp nội dung bài viết.
Công nghệ Blockchain đã xác định lại chuỗi cung ứng
Xác thực và kiểm tra chất lượng chuỗi cung ứng
Nhờ có công nghệ Blockchain mà chúng ta có thể dễ dàng truy xuất được nguồn gốc của hàng hóa xuất phát từ cửa hàng nào, nhà sản xuất nào chuyển tới nơi đâu, có chất lượng ra sao. Trên mỗi lô hàng hóa đều có trang bị một thẻ theo dõi. Nhờ có thẻ này mà chúng ta sẽ biết vị trí hàng hóa cũng như sự tương tác giữa những người tham gia vào chuỗi cung ứng.
Theo dõi hàng hóa và sản phẩm theo thời gian thực
Ứng dụng Blockchain trong Logistics có thể giúp theo dõi hàng hóa, sản phẩm theo thời gian thực. Cụ thể, thông qua việc số hóa chuỗi cung ứng Logistics bằng Blockchain đã giúp tạo ra một tài liệu kỹ thuật số được lưu trữ trong cơ sở hạ tầng đám mây. Do đó, các bên liên quan sẽ dễ dàng nắm bắt được vị trí cụ thể của hàng hóa, sản phẩm.

Trước tình hình hàng hóa bị mất cắp ngày càng nhiều như hiện nay thì việc ứng dụng Blockchain để theo dõi, xác định vị trí chính xác của hàng hóa, sản phẩm là rất cần thiết.
Tăng cường vận chuyển hàng hóa và giao hàng
Rất nhiều đơn vị hoạt động trong lĩnh vực Logistics đã ứng dụng công nghệ Blockchain và kết quả cho thấy rằng việc lập hóa đơn, thanh toán, vận chuyển hàng hóa được kiểm soát dễ dàng, khoa học hơn. Bên cạnh đó, nhờ có hợp đồng thông minh mà các thủ tục pháp lý cũng được rút ngắn và diễn ra nhanh chóng, tiết kiệm thời gian.

Cải thiện tính minh bạch chuỗi cung ứng
Một điểm cộng nữa khi ứng dụng Blockchain trong Logistics đó là cải thiện được tính minh bạch trong chuỗi cung ứng. Từ trước tới nay, thách thức lớn nhất của chuỗi cùng ứng đó là độ tin cậy thấp, tính minh bạch không cao. Đặc biệt, khi muốn truy xuất dữ liệu còn có thể làm gia tăng chi phí vận chuyển, giao hàng.

Tuy nhiên, nếu ứng dụng Blockchain thì tất cả mọi người tham gia vào chuỗi cung ứng đều có thể dễ dàng tra cứu các thông tin về tàu, container hay hàng hóa ở bất kỳ thời điểm nào. Bởi khi này mọi dữ liệu đều đã lưu trữ trên Blockchain. Cũng nhờ vậy mà hạn chế được sự sai khác trong tài liệu và điều chỉnh quá trình phân phối ở cấp độ vi mô tốt hơn, tránh được tối đa những hoạt động gian lận.
Tự động hóa thanh toán
Công đoạn quan trọng nhất trong Logistics đó là thanh toán. Tuy nhiên, công đoạn này lại có thể xảy ra rất nhiều vấn đề, ví dụ như lỗi, thao túng giá, gian lận,… Tuy nhiên, nhờ đưa vào công nghệ Blockchain mà quá trình thanh toán đã được tự động hóa. Do đó, việc thanh toán diễn ra nhanh chóng, chính xác và đảm bản an toàn, hiệu quả hơn, loại được bỏ những giấy tờ phức tạp, đảm bảo tuân thủ những cam kết, giao dịch đã đặt ra.

Lợi ích của việc sử dụng Blockchain trong ngành Logistics
Các doanh nghiệp đã nhận được rất nhiều lợi ích khi ứng dụng Blockchain trong Logistics. Trong đó có thể kể tới những lợi ích nổi bật như:
Tăng cường lợi thế cạnh tranh
Lợi ích lớn nhất mà Blockchain mang lại cho ngành Logistics đó là tăng lợi thế cạnh tranh. Vì vậy mà ngày càng có nhiều doanh nghiệp trong lĩnh vực này ứng dụng công nghệ Blockchain.
Công nghệ này được đánh giá là phù hợp để lưu trữ lại các sự kiện bởi nó có thiết kế thông minh, sử dụng hệ thống tính toán và phân cấp với khả năng chịu lỗi byzantine cao. Qua đó giúp cho việc xử lý hồ sơ, công chứng, giao dịch, chứng minh nguồn gốc, danh tính hiệu quả, tiết kiệm thời gian.
Mặt khác còn có thể loại bỏ tối đa những hậu quả có thể xảy ra nếu dữ liệu bị thay đổi. Trải nghiệm của khách hàng cũng được tăng lên và thời gian chờ đợi được rút ngắn.
Cắt giảm đáng kể chí phí
Việt Nam là một trong những quốc gia có chi phí vận tải rất đắt đỏ. Nguyên nhân là bởi các giao dịch vận tải phải thông qua trung gian và các doanh nghiệp vẫn chưa ứng dụng Blockchain trong Logistics. Vì vậy chưa thể tối ưu hóa hoạt động vận tải và chi phí.

Theo các thống kê cho thấy, kể từ khi ngành Logistics ứng dụng Blockchain đã tiết kiệm được tới 38 tỷ USD/năm và rút ngắn thời gian chuyên chở hàng hóa.
Minh bạch hơn trong quản lý
Việc đưa công nghệ Blockchain ứng dụng vào ngành Logistics còn có thể giúp tổ chức mạng lưới cung cấp một cách rõ ràng, khoa học hơn. Những dữ liệu được lưu trữ trên nền tảng này còn có thể nâng cao tính minh bạch, truy xuất nguồn gốc hàng hóa nhanh chóng và không cần phụ thuộc nhiều vào EDI hay APIS nữa.
Đặc biệt, không ai có thể thay đổi được tính xác thực cũng như hợp pháp của sản phẩm khi lưu trữ trên Blockchain nếu như không có sự đồng ý của các bên liên quan, ví dụ như nhà sản xuất, nhà phân phối,…
Giúp tự động hóa
Trung bình sẽ có khoảng 10% hóa đơn trong ngành Logistics gặp vấn đề về tính chính xác của các dữ liệu. Tuy nhiên, khi ứng dụng Blockchain trong Logistics thì tỷ lệ này đã giảm xuống đáng kể. Blockchain có thể tạo ra hợp đồng thông minh, đồng thời số hóa thư tín dụng, giúp tự động hóa các khâu.

Do đó, việc lên kế hoạch tuyến đường di chuyển, lịch trình tiếp nhận hàng hóa, quản lý phương tiện nội bộ, quản lý hoạt động vận tải thuê ngoài,… dễ dàng, hiệu quả hơn.
Giúp loại bỏ các thủ tục trung gian
Logistics truyền thống có một hạn chế lớn đó là có nhiều bên trung gian can thiệp vào quá trình vận chuyển hàng hóa. Ngoài ra còn phải thực hiện rất nhiều thủ tục hành chính và các điều khoản hợp đồng. Điều này không chỉ gây tốn kém chi phí mà còn kéo dài thời gian vận chuyển. Trung bình, các bên bán trong ngành logistics sẽ phải chờ khoảng 42 ngày mới có thể nhận được khoản thanh toán của mình. Tuy nhiên, nếu ứng dụng công nghệ Blockchain vào sẽ giúp tự động hóa giao dịch thông qua các hợp đồng thông minh. Người mua với người bán có thể xác minh lô hàng ngày trên Blockchain và thực hiện thanh toán, không cần sự tham gia của các bên trung gian. Thời gian thanh toán rút ngắn xuống chỉ còn từ 1 – 2 ngày.
Một vài ví dụ về ứng dụng Blockchain trong ngành Logistics
Đã có rất nhiều công ty hoạt động trong ngành Logistics ứng dụng công nghệ Blockchain. Tiêu biểu có thể kể tới một số cái tên như:
Sự hợp tác Maersk – IBM
Maersk – công ty vận tải biển lớn nhất thế giới đã chính thức bắt tay cùng với IBM, một trong những “gã khổng lồ” trên nền tảng Blockchain. Cuộc hợp tác này được đánh giá là một bước đi thông minh của Maersk, đồng thời có thể sẽ giúp thay đổi toàn bộ ngành vận chuyển hàng hóa.

Hai công ty cho biết, thông qua hợp tác này cả 2 sẽ sử dụng Blockchain để có thể đào sâu hơn về chuỗi cung ứng, đồng thời theo dõi dòng chảy của hàng hóa trên toàn cầu.
DHL
DHL là một trong các doanh nghiệp lớn hoạt động ở lĩnh vực Logistics, chuỗi cung ứng, có trụ sở chính tại Florida, Mỹ. Doanh nghiệp là một trong những đơn vị tiên phong ứng dụng Blockchain. Nhờ việc ứng dụng Blockchain trong Logistics đã giúp DHL lưu trữ hệ thống sổ cái của các chuyến hàng dễ dàng hơn, đồng thời đảm bảo tính minh bạch trong các giao dịch.

Block Array
Công ty Logistics Block Array tại Chattanooga, Tennessee cũng đã ứng dụng công nghệ Blockchain. Cụ thể, doanh nghiệp này đã giới thiệu mô hình vận đơn đầu tiên chạy trên Blockchain của mình và cho biết nhờ vậy mà việc giám sát tiến độ vận chuyển hàng hóa của họ trở nên dễ dàng hơn. Bên cạnh đó họ cũng có thể nắm được thông tin tài xế, nguyên vật liệu, quản lý thanh toán và xử lý hợp đồng thông minh, bảo mật quản lý tài liệu.
Ngoài ra còn có rất nhiều doanh nghiệp làm trong lĩnh vực vận tải cũng đã ứng dụng Blockchain và đạt được hiệu quả vượt mong đợi.
Lời kết
Trên đây là các ứng dụng Blockchain trong Logistics cũng như lợi ích mà công nghệ này mang tới cho ngành Logistics. Việc đưa vào ứng dụng Blockchain đã thúc đẩy cho ngành Logistics phát triển mạnh mẽ. Nếu tương lai ngành Logistics nước ta cũng ứng dụng công nghệ này có thể sẽ giúp tăng thêm ưu thế cạnh tranh lớn.
Bài viết liên quan: Hướng dẫn sử dụng phần mềm đào Bitcoin bằng laptop